Thông tin tổng quan tuyến đường Tây Thăng Long
Tuyến đường Tây Thăng Long có tổng chiều dài 33km với mức đầu tư gần 480 tỷ đồng, là tuyến đường trọng điểm được hình thành với mục đích nối Hà Nội và Hà Tây (cũ), đi qua các quận, huyện, thị xã lần lượt: quận Tây Hồ – quận Bắc Từ Liêm – huyện Đan Phượng – huyện Phúc Thọ – thị xã Sơn Tây. Đây được coi là một trong các trục giao thông hướng tâm chủ chốt từ những khu đô thị vệ tinh về Thủ đô, hỗ trợ giảm tải cho tuyến quốc lộ 32 và giúp kết nối các tỉnh vùng núi Tây Bắc với Hà Nội. Điểm đầu của Tây Thăng Long đi qua Starlake là đoạn đường rộng 60m với 10 làn dài 2,6km, được chủ đầu tư Starlake thi công và thông xe từ 2020. Đây là ranh giới mềm của 2 khu đô thị Tây Hồ Tây và Ngoại Giao Đoàn, cũng là tuyến đường duy nhất kết nối 3 vành đai quan trọng của thành phố gồm vành đai 3, vành đai 2 và vành đai 2,5. Sau khi được khai thác, đoạn đường này đã góp phần điều phối giao thông khi đường Phạm Văn Đồng quá tải, đồng thời tạo điều kiện di chuyển dễ dàng cho cho cư dân tại Starlake nói riêng và quận Tây Hồ nói chung tới các điểm lân cận.Thông tin chi tiết về tổng tuyến đường
Theo quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, đường Tây Thăng Long có chiều dài khoảng 33km, đi qua các quận, huyện bao gồm: Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây. Tuyến đường này được chia thành 5 đoạn bao gồm: Đoạn I: Từ Võ Chí Công đến Phạm Văn Đồng Đoạn II: Từ Phạm Văn Đồng tới Văn Tiến Dũng Đoạn III: Từ Văn Tiến Dũng đến Tây Tựu Đoạn IV: Từ Tây Tựu đến Vành đai 4 Đoạn V: từ vành đai IV đến thị xã Sơn Tây Trong đó, theo dự kiến, tuyến đường từ Võ Chí Công tới Vành đai 4 có chiều rộng mặt cắt ngang điển hình 60,5m. Bao gồm: 2 lòng đường xe chạy chính, mỗi làn rộng 11,25m; 2 lòng đường gom, mỗi lòng đường rộng 7m; dải phân cách trung tâm rộng 6m; 2 dải phân cách giữa lòng đường chính và đường gom mỗi dải rộng 1m; vỉa hè hai bên đường, mỗi bên rộng 8m. Tuyến đường từ Vành đai 4 đến Thị xã Sơn Tây sẽ có chiều rộng mặt cắt ngang điển hình là 40m. Bao gồm: 2 lòng đường xe chạy, mỗi làn rộng 10,5m, dải phân cách giữa và vỉa hè 2 bên được xác định phù hợp với cấu tạo mặt cắt ngang của tuyến đường trục phát triển huyện Phúc Thọ.Vai trò của tuyến đường Tây Thăng Long như thế nào?
Tây Thăng Long là một trong những tuyến đường quan trọng bậc nhất trong quy hoạch giao thông vận tải của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tuyến đường này dự kiến khi hoàn thành sẽ giúp giảm tải cho quốc lộ 32 vốn khá đông đúc và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các quận huyện phía Tây Hà Nội. Cũng theo quy hoạch của thành phố, cùng với đại lộ Thăng Long và quốc lộ 32, Tây Thăng Long sẽ là trục thứ 3 kết nối giao thông Đông-Tây của Hà Nội với Hà Tây cũ. Và là một trong những tuyến đường huyết mạch nối các khu đô thị vệ tinh hướng về Thủ đô và rộng hơn là kết nối toàn bộ các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội.Tiến độ thực tế dự án đường Tây Thăng Long theo các đoạn đường
Đoạn I: Từ Võ Chí Công đến Phạm Văn Đồng
Đây là đoạn đường ranh giới giữa hai dự án Starlake và Ngoại Giao Đoàn, do chủ đầu tư dự án Starlake xây dựng. Đoạn đường này dài khoảng 2,05km, rộng 60,5km. Trước đây có một thời gian đoạn đường này mang tên là Ngô Minh Dương. Về tiến độ xây dựng, đoạn I thuộc tuyến Tây Thăng Long đã hoàn thiện toàn bộ và thông xe từ đầu năm 2019.Đoạn II: Từ Phạm Văn Đồng tới Văn Tiến Dũng
Theo quyết định số 3544/QD-UBND đã được Thành phố Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ vào ngày 17/11/2018, đoạn đường từ Phạm Văn Đồng tới Văn Tiến Dũng thuộc tuyến đường Tây Thăng Long có chiều dài 3,24km và rộng 60,5m. Cụ thể, đoạn đường này có quy mô mặt cắt ngang là 60,5m. Bao gồm 6 làn đường xe chạy chính, 4 làn đường gom, dải phân cách trung tâm, 2 dải phân cách lòng đường chính và đường gom, vỉa hè. Ngoài ra đoạn đường này sẽ được đầu tư đồng bộ hệ thống cây xanh, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống điện chiếu sáng và các hệ thống kỹ thuật liên quan. Tổng mức đầu tư đoạn II tuyến đường Tây Thăng Long là khoảng 1.494,4 tỷ đồng. Trong đó bao gồm: chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 823,5 tỷ đồng và chi phí xây dựng 400,9 tỷ đồng. Về tiến độ xây dựng, đoạn II đường Tây Thăng Long hiện đang thi công. Cụ thể, sáng ngày 15/12/2019, thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ ra quân xây dựng đoạn đường này. Dự kiến, đoạn II thuộc tuyến Tây Thăng Long sẽ được hoàn hiện và thông xe trong năm 2021. Ở thời điểm hiện tại, theo cập nhật của tôi, công trình này đang tiến hành song song hai công đoạn giải tỏa và thi công theo phương châm giải phóng mặt bằng đến đâu sẽ thi công đến đấy nhằm đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra.Đoạn III: Từ Văn Tiến Dũng đến Tây Tựu
Đoạn đường này có chiều dài khoảng 2,8km và rộng 60,5m. Hiện tại, đoạn đường này đã thi công xong và đã được đưa vào sử dụng.Đoạn IV: Từ Tây Tựu đến Vành đai 4
Đoạn đường này có chiều dài khoảng 4,9km và rộng 60,5km. Và dự án Vinhomes Wonder Park của tập đoàn Vingroup nằm ngay đoạn đường này. Hiện theo khảo sát của tôi thì đoạn đường này đã thi công được khoảng 500m và dự kiến sẽ sớm được triển khai nhanh chóng nhất là khi dự án Vinhomes Wonder Park Đan Phượng sắp mở bán tại đây.Đoạn V: Từ vành đai IV đến thị xã Sơn Tây
Đoạn đường này có chiều dài khoảng 20km và rộng khoảng 40m. Hiện tại, đoạn đường này chưa được thi công. Và theo dự đoán của tôi, phải mất một vài năm nữa tuyến đường này mới được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu và tốc độ phát triển của những địa phương mà nó đi qua.Lời kết
Trên đây là thông tin chi tiết cũng như tiến độ thực tế dự án đường Tây Thăng Long để anh chị tham khảo. Nếu cần bất cứ thông tin tư vấn chuyên sâu nào, anh chị liên hệ để được tư vấn tận tình và chuyên nghiệp nhất. Từ đó, việc đầu tư bất động sản sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.- Email: info@vinhomeswondercity.land
- Website: https://vinhomeswondercity.land/
- Hotline: 086 228 6222
- Địa chỉ: Xã Tân Hội và Liên Trung thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội.
POSTER SEO_TELEGRAM